Người Bắc Âu có màu trắng nhất màu da đen nhất. Người Tây Phi có màu da đen nhất. Người Đông Nam Á da nghiêng về màu vàng. Nhưng đại đa số là những người có màu da không trắng, không đen cũng không vàng, mà biểu hiện các màu sắc: xám nhạt, đen sạm và nâu ở các mức độ khác nhau.
Nguyên nhân của sự khác biệt màu da là gì? Nguyên nhân này là ở sự thay đổi hoá học xảy ra trong cơ thể và da của con người. Trong tổ chức của da có một số gốc sinh màu nào đó gọi là “sắc nguyên”, bản thân chúng không có màu. Khi một chất xúc tác nào đất tác dụng vào những “sắc nguyên” đó, sẽ sinh ra màu da riêng biệt.
Giả dụ một người không có những “sắc nguyên” đó hoặc hệ thống chất xúc tác trong cơ thể không có tác dụng với những “sắc nguyên” đó, thì sẽ như thế nào? người đó là người bị bệnh “bạch tạng”, trên người không có sắc tố. Bệnh này có thể bắt gặp ở bất cứ một dân tộc nào trên thế giới. Châu Phi cũng có người bị bệnh bạch tạng, họ còn “trắng” hơn bất cứ người da trắng nào!
Bản thân da của loài người, nếu không có bất cứ chất nhiễm màu nào cả thì nó sẽ có da màu trắng sữa. Nhưng dù sao da cũng có chút màu vàng, đó là vì trong da có sắc tố màu vàng. Trong da còn có rất nhiều hạt “hắc tố” nhỏ li ti. Các hạt đó có màu nâu sẫm, nhưng khi có nhiều hạt này thì da thành màu đen.
Trên da còn có một màu khác, là màu đỏ, do máu tuần hoàn trong mạch máu ở da.
Màu da của một người được quyết định bởi tỷ lệ tổ hợp của bốn màu: trắng, vàng, đen, đỏ. Do tỷ lệ tổ hợp bốn màu khác nhau mà thành các màu da khác nhau.
Ánh nắng mặt trời có thể thúc đẩy việc sinh ra các hắc tố trong da. Cho nên dân vùng nhiệt đới có nhiều loại sắc tố này, da cũng đen hơn. Nhưng nếu người da trắng tắm nắng mấy ngày, các tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời sẽ làm cho trong da của họ sinh ra càng nhiều hắc tố, kết quả là da của họ được phơi đen
Nguyên nhân của sự khác biệt màu da là gì? Nguyên nhân này là ở sự thay đổi hoá học xảy ra trong cơ thể và da của con người. Trong tổ chức của da có một số gốc sinh màu nào đó gọi là “sắc nguyên”, bản thân chúng không có màu. Khi một chất xúc tác nào đất tác dụng vào những “sắc nguyên” đó, sẽ sinh ra màu da riêng biệt.
Giả dụ một người không có những “sắc nguyên” đó hoặc hệ thống chất xúc tác trong cơ thể không có tác dụng với những “sắc nguyên” đó, thì sẽ như thế nào? người đó là người bị bệnh “bạch tạng”, trên người không có sắc tố. Bệnh này có thể bắt gặp ở bất cứ một dân tộc nào trên thế giới. Châu Phi cũng có người bị bệnh bạch tạng, họ còn “trắng” hơn bất cứ người da trắng nào!
Bản thân da của loài người, nếu không có bất cứ chất nhiễm màu nào cả thì nó sẽ có da màu trắng sữa. Nhưng dù sao da cũng có chút màu vàng, đó là vì trong da có sắc tố màu vàng. Trong da còn có rất nhiều hạt “hắc tố” nhỏ li ti. Các hạt đó có màu nâu sẫm, nhưng khi có nhiều hạt này thì da thành màu đen.
Trên da còn có một màu khác, là màu đỏ, do máu tuần hoàn trong mạch máu ở da.
Màu da của một người được quyết định bởi tỷ lệ tổ hợp của bốn màu: trắng, vàng, đen, đỏ. Do tỷ lệ tổ hợp bốn màu khác nhau mà thành các màu da khác nhau.
NHỮNG TẬT XẤU CỦA ĐÀN ÔNG
0 nhận xét:
Post a Comment