THÔNG TIN CÔNG NGHỆ

beestoon-Một thiết bị kích thước cỡ miếng dán nicotine có thể cảnh báo người đeo khi họ ở ngoài nắng quá lâu và cần phải nghỉ ngơi.

Sản phẩm mới được ra lò từ phòng thí nghiệm RMIT - Ảnh: RMIT.
Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT) tại Úc đã tạo ra cảm biến co giãn, có thể được dán trên da, với năng lực phát hiện mức độ bức xạ của tia tử ngoại và những dạng khí nguy hiểm.
Nhóm chuyên gia chứng tỏ họ có thể lấy một vật liệu bình thường như zinc oxide, thành phần chính trong kem chống nắng, và biến nó thành một miếng dán cảm biến điện tử với bề dày chưa đầy 1 mm, theo Mashable dẫn lời tiến sĩ Philipp Gutruf.
Để làm cho cảm biến dẻo dai hơn, các nhà khoa học chuyển zinc oxide thành chất nền cao su silicone, vật liệu thường dùng trong kính áp tròng.
Kết quả là miếng dán cảm biến của RMIT đặc biệt trong suốt và co giãn cực kì, dễ dàng gắn vào quần áo, vòng đeo tay hoặc bất cứ thiết bị đeo được nào khác.
Theo báo cáo trên chuyên san Small, cuộc nghiên cứu chứng tỏ nhiều khả năng ứng dụng, chẳng hạn phát hiện bức xạ UV, khí ô nhiễm như nitrogen dioxide.
Dự kiến giá thành sản xuất đặc biệt rẻ, hứa hẹn có thể sử dụng phổ biến trong tương lai.
Theo Thanh Niên.

Những bức ảnh khiến chúng ta hãy tỉnh ngộ trước hiện thực cuộc sống, cuộc sống hiện tại khiến con người trở nên lạnh lùng, đáng sợ và đáng thương hại hơn.
Facebook trở thành bác sỹ tâm lý cho con người, bây giờ con người cái gì cũng chia sẻ trên Facebook từ niềm vui nỗi buồn, bệnh tật...
Và ngồi mong nhưng like share chưa lành vết thương cho chính mình
Đừng tin vào những điều bạn nhìn thấy trên báo chí, truyền hình, vì trước bạn xem được nó, nó đã được thêm mắm, muối và gia vị...
Nếu bạn là người xấu, con bạn cũng không tiến bộ bao nhiêu 
Chính vì vậy hãy sống tốt, nếu không muốn chính con mình giết chết mình
Cừu đen giữa bầy cừu trắng, nếu muốn thành công thì hãy tạo cho mình sự khác biệt
Bạn đang chơi điện tử bằng chính tiền mồ hôi nước mắt của bố mẹ mình
Vậy nên nếu yêu thương bố mẹ mình bạn biết mình cần làm gì không?
beestoon- Pin máy tính có bị chai nếu cắm sạc pin liên tục trong thời gian sử dụng? Câu hỏi mà trước đây luôn nhận được là có thì với công nghệ hiện tại, mọi chuyện hoàn toàn ngược lại.
Thực tế khi sử dụng laptop, một vấn đề mà người dùng luôn quan tâm đó là đảm bảo thời lượng pin trong thời gian dài, sau đó, tìm hiểu những cách tối ưu và cách phòng tránh hiện tượng chai pin. Song, đó là thời gian trước, với công nghệ pin ngày càng phát triển đi kèm những tính năng hỗ trợ từ phần cứng, hiện tượng chai pin đã được khắc phục một cách đáng kể.
Như các bạn đã biết, xu hướng thiết kế của máy tính xách tay ngày nay là làm sao càng giảm được trọng lượng, độ dày càng tốt và để làm được điều đó, các nhà sản xuất phải hướng đến một ngôn ngữ thiết kế mới mà chúng ta hay gọi là nguyên khối. Với thiết kế dạng này, pin sẽ được gắn chết bên trong (giống như trên dòng Macbook, Ultrabook) chứ không còn được tháo rời như thời gian trước. Tất nhiên, vẫn có những modern thuộc phân khúc phổ thông hỗ trợ pin tháo rời, còn lại phần lớn sản phẩm tầm cận trung, trung, cao cấp hiện nay (ra mắt thời điểm cuối năm 2014, đầu năm 2015) đều đã chuyển sang sử dụng pin liền để có được một thiết kế đẹp mắt hơn


Laptop đời mới có thiết kế nguyên khối và không thể tháo rời được pin
Trước đây, đối với người sử dụng laptop trong thời gian dài, để phòng tránh chai pin, họ thường tháo pin và chỉ cắm nguồn điện trực tiếp. Đây là việc thực sự nguy hiểm đối với phần cứng máy tính, đặc biệt là bo mạch nguồn khi những tác động xấu từ dòng điện không ổn định sẽ trực tiếp ảnh hưởng để khả năng hoạt động của máy. Nhẹ thì sẽ sập nguồn, nặng sẽ hư các bộ phận như RAM, vi xử lý và nhạy cảm hơn là bo mạch nguồn sẽ cháy tụ. Những trường hợp như vậy không thiếu bởi những quan niệm sai lầm từ phía người dùng. Tuy nhiên, cách tháo pin vẫn được nhiều người lựa chọn. Vậy khi không tháo được pin thì phải làm thế nào?
Các đơn giản nhất là nạp, xả rồi lại nạp liên tục để có thể sử dụng máy lâu dài và hơn nữa là giải tỏa tâm lý sợ chai pin. Song, trên thực tế, các nhà sản xuất cũng đã lường trước được điều này. Việc nạp, xả liên tục cũng ảnh hưởng nhiều đến dung lượng pin, dẫn đến pin bị chai, bởi vậy, các nhà sản xuất đã đưa ra một giải pháp mà không phải ai sở hữu laptop cũng biết.
Cần phải khẳng định với công nghệ pin hiện nay, người dùng có thể vừa sạc pin laptop vừa sử dụng nếu cần thiết (các tác vụ nặng như chơi game, render, thiết kế đồ họa…) mà không hề làm ảnh hưởng đến tuổi thọ pin. Trong nhiều trường hợp sử dụng laptop bị hết pin giữa chừng, người dùng có thể vừa cắm sạc vừa sử dụng một cách bình thường.
Sạc laptop liên tục có chai pin hay không?
Công nghệ pin được cải thiện cùng cơ chế ngắn mạch thông minh đã khắc phục được đáng kể hiện tượng chai pin trên laptop
Bên cạnh đó, khi laptop đầy pin, nếu tiếp tục sạc, một cơ chế thông minh sẽ tự động ngắn nguồn điện nạp vào pin để ngừng chế độ sạc sau đó chuyển trực tiếp vào máy. Bởi vậy, bạn có thể yên tâm để sạc laptop qua đêm mà không sợ bị chai pin.
Việc cắm sạc pin liên tục sẽ giúp máy bạn có được một hiệu suất hoạt động cao nhất do tránh khỏi cơ chế tiết kiệm pin của hệ điều hành. Ví dụ bạn đang chơi game, việc sử dụng pin làm nguồn cấp phát chính sẽ khiến game hoạt động không được mượt mà như khi cắm sạc cho dù cấu hình cao đến đâu đi chăng nữa.
Tất nhiên, hiện tượng chai pin vẫn sẽ xảy ra cho dù các nhà sản xuất đưa ra công nghệ mới và tốt tới đâu. Như đã nhắc ở trên là việc chai pin khi sạc liên tục đã được khắc phục một cách đáng kể chứ không phải triệt để. Pin sẽ bị ảnh hưởng khi nhiệt độ tăng cao hoặc quá thấp. Đây là điều không thể tránh khỏi khi sử dụng laptop, đặc biệt là với các thiết bị chơi game hay cỗ máy workstation chuyên dành cho đồ họa. Ngoài ra, việc nguồn điện không ổn định sẽ khiến cơ chế chuyển đổi năng lượng hoạt động không ổn định và làm ảnh hưởng đến pin.
Tới đây, chắc bạn cũng đã có câu trả lời cho riêng mình. Ngay bản thân nhiều người dùng cũng phản hồi về việc sử dụng laptop và liên tục cắm pin cũng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến thời lượng sử dụng, thậm chí là các modern laptop cũ từ năm 2009. Ngoài ra, với nhu cầu ngày càng lớn cùng công việc tất bật thời đại ngày nay, việc cắm sạc liên tục là điều khó tránh khỏi.
beestoon-Một trong những xu hướng laptop ở thời điểm hiện nay là laptop màn hình cảm ứng. Tuy nhiên liệu trang bị này có bắt buộc và nên có ở thời điểm hiện tại?
Sự tiện dụng của màn hình cảm ứng trên các smartphone hay tablet đã mở ra một thời kỳ mới cho những chiếc laptop. Nhiều laptop mới ra mắt hiện nay được trang bị màn hình cảm ứng, giúp chúng ta có thể thao tác nhanh chóng, tiện dụng, cũng như mở rộng thêm nhiều tính năng mới mà màn hình thường không thể làm được.
Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng laptop dùng bàn rê (touchpad) và bàn phím là đã đủ cho việc giao tiếp, màn hình cảm ứng chỉ là một tính năng thừa thãi, lãng phí.


Những ý kiến trái chiều này có thể gây ra sự e ngại cho những người đang có ý định mua một chiếc laptop mới. Hãy cùng phân tích những điểm tốt và chưa tốt của màn hình cảm ứng trên laptop, để xem liệu đây có phải là sản phẩm nên sở hữu ở thời điểm hiện tại không.

LỢI ÍCH CỦA MÀN HÌNH CẢM ỨNG TRÊN LAPTOP

Nếu bạn đang sử dụng những thiết bị thông minh hiện đại, chẳng hạn nhưsmartwatch, smartphone, tablet,… thì việc thao tác trên màn hình gần như đã trở thành một thói quen khó bỏ. Và nếu điều đó có thể thực hiện trên chiếc laptop quen thuộc thì sẽ là một sự đồng bộ cực kỳ hữu ích. Nói cách khác, màn hình cảm ứng trên laptop sẽ giúp xoá dần khoảng cách giữa các thiết bị thông minh hiện nay.
Một chiếc laptop mạnh mẽ khi được trang bị màn hình cảm ứng thì chẳng khác gì “hổ mọc thêm cánh”. Các thao tác trước đây phải dùng chuột, bàn phím bấm nhiều lần, thì nay có thể chỉ cần vuốt, chạm trên màn hình.
Ví dụ như chuyện soạn thảo văn bản. Bạn đang gõ phím nhưng lại phát hiện có một đoạn ở phía trên bị gõ sai, thay vì phải di chuyển phím điều hướng nhiều lần hoặc tìm đến con chuột để click vào, bạn chỉ cần chạm tay lên vị trí cần sửa, ở ngay trên màn hình, chỉ cần duy nhất 1 thao tác là được.
Ngoài ra, các laptop được trang bị màn hình cảm ứng cũng được các nhà sản xuất tối ưu và bổ sung thêm nhiều chức năng. Chẳng hạn như người dùng có thể chuyển đổi nhanh giữa các ứng dụng chỉ bằng các thao tác vuốt qua vuốt lại thay vì bấm cả tổ hợp phím, thực hiện nhiều thao tác đồng thời nhờ vào tính năng cảm ứng đa điểm,…

Laptop màn hình cảm ứng: Lợi nhiều, hại cũng không ít

CÒN NHIỀU NHƯỢC ĐIỂM

Tuy vậy, màn hình cảm ứng ở thời điểm sơ khai như hiện nay vẫn tồn tại nhiều điểm chưa thực sự hoàn hảo, nó cũng khiến nhiều thói quen vốn có của người dùng bị thay đổi.
Dưới đây là một vài điểm khiến laptop màn hình cảm ứng chưa phải là lựa chọn thích hợp ở thời điểm hiện tại:
Giá còn cao
Không khó để nhận ra điều này khi một vài hãng máy tính hiện nay thường tung ra cả 2 phiên bản Có cảm ứng và Không cảm ứng cho người dùng chọn lựa. Tương quan giá giữa 2 phiên bản này thì có thể thấy, trang bị màn hình cảm ứng có thể khiến chúng ta phải bỏ ra khoản tiền nhiều hơn đáng kể. Ví dụ được đưa ra trên trang LaptopMag, chẳng hạn như chiếc Lenovo ThinkPad T450s trang bị màn hình cảm ứng có giá đắt hơn 240USD so với cùng model màn hình thường, Dell XPS 13 màn hình cảm ứng đắt hơn 300USD so với phiên bản màn hình thường cho dù được tăng độ phân giải từ 1080p lên 3200x1800 điểm ảnh. Chromebook C720 giá rẻ của Acer phiên bản màn hình cảm ứng cũng đắt hơn khoảng 80USD.
Tính cơ động kém hơn
Lẽ dĩ nhiên, để có được những tính năng hấp dẫn của màn hình cảm ứng, chúng ta cũng sẽ phải đánh đổi nhiều thứ, trong đó có thời lượng pin và cân nặng của máy– những yếu tố quan trọng đối với một thiết bị di động như laptop.
Theo thử nghiệm của trang LaptopMag trên 2 chiếc ThinkPad X1 Carbon, chiếc có trang bị màn hình cảm ứng đạt thời lượng pin ngắn hơn 24% so với phiên bản màn hình thường, cho dù người dùng không dùng đến tính năng đó. Khi tắt tính năng cảm ứng (từ Windows Device Manager), thời lượng pin của 2 máy lại đạt mức ngang nhau.
Cùng với đó, những chiếc máy có màn hình cảm ứng cũng thường nặng hơn phiên bản thường khoảng 100-200g.
Như vậy nếu bạn không coi trọng tính năng, mà coi trọng thời lượng pin và sự gọn nhẹ, laptop màn hình cảm ứng chưa phải là lựa chọn tốt ở thời điểm này.
Ảnh hưởng đến cơ thể
Điều này liên quan đến thói quen khi sử dụng laptop của người dùng từ trước đến nay. Khi có màn hình cảm ứng, thói quen này sẽ phải thay đổi một chút và có thể ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể người dùng, chẳng hạn như cánh tay hoặc vai.
Bạn có thể thử cảm giác đó ngay trên chiếc laptop của mình. Với laptop thông thường, bàn tay của chúng ta khi thao tác chỉ cần di chuyển trên một mặt phằng diện tích nhỏ là bàn phím và bàn di chuột. Tuy vậy nếu sử dụng đồng thời cả màn hình cảm ứng, cánh tay của chúng ta sẽ phải di chuyển nhiều hơn và dễ gây mỏi hơn.
Ngoài ra, màn hình cảm ứng trên laptop ở thời điểm hiện tại bị đánh giá là có góc nhìn kém, dễ gây mỏi mắt trong trường hợp sử dụng lâu.

Laptop màn hình cảm ứng: Lợi nhiều, hại cũng không ít

Nhìn chung, màn hình cảm ứng có thể là một trang bị không hề vô ích đối với laptop, tuy nhiên có đến 80% lợi ích mà nó mang lại thì bàn phím và chuột truyền thống cũng đã đáp ứng được.
Các ứng dụng trên smartphone và tablet có thể cần đến màn hình cảm ứng, nhưng với laptop thì chưa hẳn. Các ứng dụng của Windows vẫn chưa hoàn toàn phát huy hết lợi thế của tính năng cảm ứng, cộng với những nhược điểm kể trên thì có lẽ, laptop màn hình cảm ứng vẫn chưa phải là lựa chọn bắt buộc ở thời điểm hiện tại.
Thế nhưng đó sẽ là tương lai của những chiếc laptop thế hệ mới, chắc chắn công nghệ này sẽ được phổ biến trong tương lai gần, cũng tương tự như việc chuyển từ điện thoại bấm phím sang điện thoại cảm ứng hiện nay vậy. Vấn đề này phụ thuộc cả vào các nhà phát triển phần cứng lẫn phần mềm. Còn nếu bạn có sở thích thao tác trực tiếp trên màn hình, hoặc công việc yêu cầu điều này thì lựa chọn máy tính màn hình cảm ứng là chuyện nên làm. 

beeston-Việc chế tạo Robot đã khó, làm sao để chúng hoạt động như động vật còn khó hơn gấp nhiều lần, thế nhưng MIT's Cheetah Robot đã đạt được bước tiến thần kỳ đó là nhảy vượt chướng ngại vật.
 
Ngày 28/5 vừa qua, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts đã công bố đoạn video ngắn về MIT's Cheetah Robot (tạm dịch: Robot báo gấm) với khả năng tự cân bằng cũng như chạy vượt chướng ngại vật rất linh hoạt.
 
MIT's Cheetah Robot trang bị một thiết bị cảm biến ở phía đầu nhận biết chướng ngại vật để có thể tạo nên một cú nhảy vừa đủ vượt qua. Thiết bị cảm biến sẽ tính toán độ cao, khoảng cách gần nhất trước khi bật nhảy kết hợp với hệ thống tự cân bằng tạo nên khả năng hoạt động không khác gì động vật trong tự nhiên.
Ở 3 mức thử nghiệm chướng ngại vật cao lần lượt 27 cm, 34 cm và cuối cùng là 40 cm, thiết bị đều có thể vượt qua rất dễ dàng.

Tổng hợp

beestoon-Gỗ có thể trở thành vật liệu sản xuất nên thành phần quan trọng nhất của máy tính trong tương lai.

Chip máy tính trong tương lai có thể làm từ gỗ. Ảnh minh họa.
Trong một công trình nghiên cứu mới được đăng tải trên Nature Communications, các nhà khoa học đã tiết lộ cách xây dựng chip máy tính từ gỗ.
Đương nhiên các nhà khoa học không phải các nghệ nhân điêu khắc để tạo nên các con chip máy tính từ một cây gỗ tự nhiên. Xin đừng hiểu lầm.
Loại gỗ mà các nhà khoa học sử dụng là loại sợi nano cellulose (cellulose nanofibril - CNF). Loại sợi này mỏng, linh hoạt và khi được phủ một lớp epoxy thì nó sẽ không trương nở cũng như hút ẩm như các loại gỗ thông thường (Hẳn là bạn cũng không muốn chiếc máy tính của mình dễ dàng bị biến dạng).
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng CNF như một chất nền hoặc lớp cơ bản cho các bảng mạch điện tử trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học hi vọng rằng nghiên cứu của họ sẽ đưa ra một giải pháp thân thiện với một trường để giải quyết vấn nạn rác thải điện tử hiện nay.
Gỗ là một tài nguyên có thể tái tạo không giống như nhiều giải pháp dựa trên giàu mỏ mà các nhà sản xuất sử dụng để sản xuất trong các con chip máy tính hiện nay. Ngoài ra, gỗ còn có một lợi thế khác: Nó có thể phân hủy.
“Rất nhiều vật liệu trong một con chip sẽ được hỗ trợ. Chúng tôi chỉ sử dụng chưa tới vài micromet cho những thứ khác”, người đứng đầu nghiên cứu Zhenqiang “Jack” Ma nói trong báo cáo. “Bây giờ, những con chip máy tính sẽ an toàn tới mức bạn có thể để chúng trong rừng và nấm sẽ phân hủy chúng. Chúng trở nên an toàn giống như một thứ phân bón”.
Sẽ còn khá nhiều năm trước khi những chiếc máy tính có chip làm từ gỗ được bán tại các cửa hàng. Tuy nhiên, những chiếc máy tính giống như phân bón không phải là một ý tưởng điên rồ.
Người tiêu dùng có xu hướng xử sự với các thiết bị điện tử giống như đồ dùng một lần. Tuy nhiên, không giống như một chai thủy tinh có thể tái chế hay thực phẩm trở thành phân bón. Những chiếc máy tính, điện thoại được vứt vào sọt rác nhưng chúng không biến mất.
Mỗi năm, thế giới thải ra 40 triệu tấn rác thải điện tử không thể tái chế. Việt Nam mỗi năm cũng thải ra 90 ngàn tấn. Nhiều tổ chức đã nỗ lực để tái chế loại rác thải này hoặc khai thác các kim loại quý như vàng từ chúng. Tuy nhiên, vẫn còn một khối lượng lớn rác thải điện tử nằm trong các bãi rác.
Bằng việc thay đổi vật liệu chế tạo ra các thiết bị điện tử, Zhengqiang và các đồng sự của mình đang cố gắng giải quyết vấn nạn rác thải điện tử ngay từ gốc rễ. Thay vì chờ đợi bạn vứt chiếc điện thoại hay máy tính vào thùng rác và đau đầu tìm cách xử lí chúng, họ đã tìm cách giải quyết ngay từu đầu vào.
Theo VietNamNet.